1. Làm quen với C#
Bắt đầu làm quen với một ngôn ngữ lập trình nào đó với sinh viên là một việc khá khó khăn và bỡ ngỡ, với những bạn có khả năng và tư duy tốt thì sẽ ít gặp trở ngại hơn nhưng chúng ta đều gặp vấn đề chung là không biết phải bắt đầu nó từ đâu, học sao cho đúng. Hôm nay Khoaimon mạn phép viết bài này hướng dẫn cho các bạn mới bắt đầu với ngôn ngữ lập trình C# cách làm quen và định hướng nó đúng đắn hơn.
Ps: Tớ viết theo những gì đã học và trải nghiệm có gì sai sót mọi người góp ý.
Bắt đầu nào.
Học C# nên bắt đầu từ đâu?
Có rất nhiều người và cả tôi cũng gặp phải thắc mắc này. Có người nói nên học từ C, C++ rồi mới sang C# còn theo tớ chúng ta nên bắt đầu với việc học C# trên Console (ý kiến riêng tớ thui nhé). Các bạn bật visual lên và chọn Project -> New -> ConsoleApplication. Ở đây tớ dùng visual 2005.
Tớ xin giới thiệu một chút về ngôn ngữ C#: C# là một sản phẩm của Microsoft, là một ngôn ngữ hướng đối tượng khá thân thiện, mềm dẻo và chúng ta có thể dùng nó để tạo nên những ứng dụng trên desktop hay web. Ngoài ra C# còn có sẵn một khối thư viện khổng lồ với các hàm hỗ trợ mạnh trong việc lập trình.
Chúng ta nên chú ý một vài nguyên tắc sau:
C# là ngôn ngữ phân biệt hoa thường .
Quy tắc đặt tên trong C# .
Quy tắc viết chú thích.
Cách khai báo các thư viện dùng trong chương trình.
.
Chương trình đầu tiên là gì?
Chúng ta sẽ bắt đầu với việc in ra dòng chữ “Hello World”, nó sẽ tạo ra sự thân thiện trong việc tiếp xúc ngôn ngữ.
Vd:
Sau khi viết xong chúng ta lưu nó lại với đuôi .cs (mặc định trong visual đã có) sau đó ấn F6 để biên dịch và ấn F5 để chạy chương trình. Kết quả xuất hiện trên màn hình dòng chữ “Hello World”.
Nhìn vào đây các bạn sẽ thắc mắc và không hiểu cấu trúc nó như thế nào. Vì thế tớ sẽ giải thích từng phần một ở bên dưới.
Ví dụ trên đây là sự thể hiện ứng dụng console. Hiểu đơn giản ứng dụng console là giao tiếp với người dùng bằng bàn phím và không có giao diện người dùng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau khai phá ví dụ này nhé.
Namespace: trong ví dụ trên namespace được khai báo như sau
Namespace : khoaimon
{
//nơi chứa đựng các class ()
}
Trong đó: namespace là từ khóa khai báo.
khoaimon là tên của namespace.
Các bạn để ý thì class program được chứa trong namespace và trong namespace có thể chứa được nhiều class. Việc sử dụng namespace nhằm giải quyết xung đột tên class trong cùng một project. Ta có thể hiểu namespace là một gói những thực thể có thuộc tính và hành vi độc lập với bên ngoài và có 2 ưu điểm như sau:
., Tránh được sự trùng lặp tên giữa các class.
., Cho phép tổ chức mã nguồn một cách có khoa học và hợp lý.
Từ khóa using: để làm cho chương trình gọn hơn và nhất cần phải viết từng namespace cho từng đối tượng, C# cung cấp từ khóa “using”. Ta có thể sử dụng dòng lệnh “using System” ở ngay đầu chương trình, trước định nghĩa lớp và khi chúng ta dùng tới đối tượng console thay vì phải viết là “System.Console” thì chỉ cần viết Console thôi. Việc này sẽ làm cho code ngắn gọn, rõ ràng hơn.
Toán tử “.”: dùng để truy cập đến dữ liệu hay phương thức trong cùng một lớp, và ngăn cách giữa tên lớp đến một namespace theo chiều từ trên xuống.
Hàm Main(): trong C# hàm Main() được quy định ký tự đầu viết hoa và hàm có thể trả về giá trị void hay int và luôn khai báo là static.
Chú thích (comment): //xuat ra man hinh dong chu "Hello World"
Trong một project việc chú thích là vô cùng quan trọng và không thể thiếu nó làm cho chương trình dễ hiểu, rõ ràng và chúng ta không bị gặp trở ngại khi quay lại xem code. Trước mình làm project kỳ 2 điểm cho phần chú thích code chiếm khá cao vì thế mọi người nên chú ý nhé. Chúng ta có thể chú thích code bằng những cách như sau:
Cách 1: sử dụng ký tự “//”. Khi gặp ký tự này trình biên dịch sẽ bó qua cả dòng đó vì thế nó thích hợp nhất khi chúng ta muốn chú thích trong 1 dòng.
Cách 2: chúng ta khai báo “/*” ở đầu phần chú thích và “*/” ở cuối phần chú thích vì thế mà thích hợp cho việc chú thích trong nhiều dòng hay một khối.
Cách 3: chú thích XML ghi chép tài liệu cho một lớp hoặc phương thức bằng cách sử dụng 1 phần XML (cái này các bạn sẽ tự nghiên cứu sau khi nào đã hiểu hết được về C# để tránh tẩu hỏa nhập ma).
Trong ví dụ trên để viết ra dòng chữ “Hello World” chúng ta sử dụng phương thức WriteLine() và phương thức ReadLine() giúp chúng ta dừng lại màn hình để cho nó không bị chạy mất tiêu sau 1, 2 giây xuất hiện. (Cái này có nhiều bạn hỏi trên diễn đàn mà không chịu để ý nè).
Trên đây là 1 ví dụ để các bạn làm quen và tớ đã mổ xẻ nó nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thứ chưa mổ hết. Sang phần sau tớ sẽ giới thiệu tổng quan và đi vào chi tiết từng phần của ngôn ngữ C# cho các bạn hiểu rõ hơn.
(congdongcviet)
0 Response to "1. Làm quen với C#"
Đăng nhận xét