Tìm kiếm

Mãi chưa rơi đến nơi


Tuấn và Tú rủ nhau đi leo núi, lên đến đỉnh núi không may Tú bị trượt chân té xuống núi.

Tuấn vô cùng sợ hãi nhưng không biết cách nào để cứu bạn mình hết. Đợi khoảng vài phút, Tuấn vội vàng hỏi vọng xuống núi xem bạn mình thế nào.
- Tú ơiiiiiiiii!!!!!! Cậu có sao không???
Đột nhiên có tiếng vọng lại:
- Chưaaaa...... biết.......Đang rơiiiiiiiiiii..................!!!

Read Users' Comments (1)nhận xét

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 8)

Đề: Tả cây chuối.
Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.
Đề: Tả con bò.
Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm chỉ.
Đề: Tả cây bàng.
Sân trường em có một cây bàng trồng đã 3 năm cao 3 mét, nặng 2 kg, tán xoè như một cái ô.
Đề: Tả mái đình.
Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.
Đề: Tả về người mẹ.
Mẹ em rất dễ thương, mắt mẹ em như hai hòn bi ve, mái tóc mẹ em đen nhánh, má mẹ em mũm mĩm.
Đề: Tả con đường đến trường.
Nhà em cách trường không xa, hàng ngày em đều đi trên con đường nhỏ ấy. Những ngày nắng thì không sao nhưng cứ đến mùa mưa thì nước ngập lên tận bẹn.
Đề: Tả vườn rau muống.
Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.
Đề: Tả con gà.
Con gà nhà em mới nở trông đến là xinh đẹp, cái đầu nó to như một nắm tay, còn mình nó to như hai nắm tay.
Đề: Tả một thắng cảnh.
Tuần trước, bố mẹ em cho em đi thăm rừng Cúc Phương. Rừng Cúc Phương toàn là hoa cúc phương.

Read Users' Comments (0)

Hàm template trong C++

1. Template là gì ?

Template giống như một "cỗ máy" có khả năng sản xuất ra các hàm và lớp dựa vào kiểu của các tham số. Bằng cách sử dụng template, bạn có thể chỉ cần thiết kế 1 lớp (hàm) mà có khả năng thao tác với nhiều loại dữ liệu khác nhau, thay vì bạn phải tạo nhiều lớp (hàm) khác nhau để thao tác với từng loại dữ liệu khác nhau.

Ví dụ như, để tạo một hàm có tác dụng lấy giá trị nhỏ nhất của 2 số mà không sử dụng template, bạn phải viết các hàm như sau :

// min for ints
int min( int a, int b )
return ( a < b ) ? a : b;

// min for longs
long min( long a, long b )
return ( a < b ) ? a : b;

// min for chars
char min( char a, char b )
return ( a < b ) ? a : b;

//etc...
Nhưng nếu sử dụng template, bạn có thể giảm số lượng hàm phải viết xuống chỉ còn một hàm như sau :

template <class T> T min( T a, T b )
return ( a < b ) ? a : b;


Nhưng tất cả những cái đó ta đều có thể viết mà không cần dùng template ! Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể viết mã mà không cần dùng template nhưng nếu dùng template bạn có thể tiết kiệm được công sức viết mã, tăng thêm tính linh động của chương trình và một điều quan trọng là khả năng sử dụng lại cao. Bạn cũng nên chú ý là template là type-safe, có nghĩa là trình biên dịch không tự chuyển kiểu (type cast) mà bạn phải chuyển nó 1 cách tường minh.

Đây là prototype chung cho template :

template < [typelist] [, [ arglist ]] > declaration
decaration phải là một hàm hoặc lớp.

2. Function template

Function template cho phép bạn tạo ta các hàm có khả năng thao tác với bất cứ đối tượng nào mà không cần overload. Với function template có được 1 tập hợp các hàm dựa trên một đoạn mã giống nhau nhưng lại tác động lên các đối tượng khác nhau. Bạn có thể dùng prototype của function template như một trong 2 cách sau :

template <class identifier> function_declaration;
template <typename identifier> function_declaration;

Hai prototype trên có thể coi là như nhau và được dùng như nhau. Ví dụ :

template <class T> void MySwap( T& a, T& b ){
T c( a );
a = b; b = c;
}
Đoạn mã này định nghĩa một tập hợp các hàm có khả năng hoán vị 2 tham số đưa vào. Từ template này bạn có thể tạo ra các hàm hoán chuyển không chỉ có kiểu int, long mà còn có thể hoán chuyển bất cứ kiểu nào, kể cả các kiểu do bạn tự định nghĩa.

Thêm vào đó funtion template sẽ ngăn cản bạn hoán chuyển các đối tượng (object)khác kiểu, bởi vì complier kiểm tra kiểu của các tham số ngay vào lúc biên dịch (complie time).

Bạn có thể gọi hàm funtion template như một hàm thông thường, không cần thêm bất kỳ cú pháp gì đặc biệt, ví dụ :
int i, j;
char k;
MySwap( i, j ); //OK
MySwap( i, k ); //Error, different types.

Kiểu của các tham số của function template cũng có thể được chỉ ra một cách rõ ràng như sau :

template<class T> void f(T) {...}
void g(char j) {
f<int>(j); //generate the specialization f(int)
}
Khi kiểu của các tham số được chỉ một cách rõ ràng, sự chuyển đổi kiểu sẽ được chuyển một cách tự động sao cho phù hợp, như ví dụ trên thì complier sẽ chuyển (char j) sang kiểu int.

Khi function template được gọi lần đầu tiên cho một kiểu cụ thể, complier tạo ra một instantiation (thể hiện), đây là một phiên bản (version) của template funtion cụ thể cho từng kiểu. "Thể hiện" này sẽ được gọi mỗi khi function được gọi tương ứng với kiểu đó. Nếu bạn có vài "thể hiện" giống nhau thì chỉ một "thể hiện" duy nhất được tạo ra.

3. Class template

Tương tự như function template, bạn có thể sử dụng class template để tạo ra tập hợp các lớp cùng tác động lên nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, ví dụ :
template <class T, int i> class TempClass {
public:
TempClass( void );
~TempClass( void );
int MemberSet( T a, int b );
private:
T Tarray[i];
int arraysize;
};

Trong ví dụ này, template class sử dụng 2 tham số, một có kiểu là T và một là int. Tham số T có thể được truyền vào với bất cứ kiểu nào, kể các các struct và các đối tượng. Ví dụ như khi bạn muốn tạo ra một đối tượng dùng để thao tác với kiểu int thì bạn dùng như sau :

TempClass <int> myobject (5, 5);

Còn khi bạn muốn thao tác với kiểu float thì bạn lại khai báo như sau :

TempClass <float> myobject (5, 5);

(Tất nhiên là các tham số của function template và của class template là linh động phụ thuộc vào bạn).

Các thành phần trong class template được định nghĩa có khác chút ít so với những lớp nontemplate :

template <class T, int i>
int TempClass< T, i >::MemberSet( T a, int b ) {
if( ( b >= 0 ) && (b < i) ) {
Tarray[b++] = a;
return sizeof( a );
}
else
return -1;
}
Templates for Constructors and Destructors

template <class T, int i>
TempClass< T, i >::TempClass( void ){
TRACE( "TempClass created.\n" );
}

template <class T, int i>
TempClass< T, i >::~TempClass( void ){
TRACE( "TempClass destroyed.\n" );
}

Template không phải là các hàm, lớp thông thường, chúng được complie dựa theo yêu cầu, có nghĩa là code của template function không được biện dịch (complie) cho đến khi có một thể hiện (instantiation) của nó được đòi hỏi (sử dụng). Ngay lúc đó complier tạo ra một hàm cụ thể cho kiểu dữ liệu cụ thể.

Một số template có sẵn trong C++ :

CArray : template class dùng để tạo ra mảng với các phần tử có kiểu tuỳ ý. CArray cung cấp các mảng tương tự như mảng trong C nhưng với CArray bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng các phần tử khi cần thiết. Chỉ số của mảng (array index) luôn bắt đầu từ 0. Các truy suất CArray cũng tương tự như array trong C.

CList : template class dùng để tạo ra list với các phần tử có kiểu tuỳ ý. CList cung cấp các danh sách liên kết đôi đã được sắp xếp.

CMap : template class dùng để tạo ra "map" với các phần tử có key và kiểu tuỳ ý. Giá trị key là duy nhất trong một "map". Dùng CMap bạn có thể coi nó như một cuốn tự điển dể tra cứu 1 cách dễ dàng các phần tử.

CTypedPtrArray : template class for type-safe arrays of pointers.

CTypedPtrList : template class for type-safe lists of pointers.

CTypedPtrMap : template class for type-safe maps with pointers.

Ba template class cuối cũng tương tự như 3 template class trước, chỉ khác chữ "pointer" ;)

Read Users' Comments (0)

Template function ( hàm khuôn mẫu )

Hàm khuôn mẫu là một loại hàm đặc biệt trong C++, có thể hoạt động với kiểu dữ liệu bất kỳ. Điều này cho phép chúng ta viết 1 hàm mà có thể sử dụng chung cho các kiểu dữ liệu khác nhau. 
Ví dụ: Viết hàm in ra màn hình các phần tử của mảng các số nguyên và mảng các ký tự. Như vậy, nếu không có hàm khuôn mẫu thì chúng ta phải khai báo hai hàm. Mỗi hàm sẽ có tham số khác nhau:


Code:


    void InMangSoNguyen(int array[], int len) {
 for( int i = 0; i< len; i++) {
cout << array[i] << " ";
 }
}
//----------------------------------------------------------------------------------
void InMangKyTu(char array[], int len) {
 for( int i = 0; i< len; i++) {
cout << array[i] << " ";
 }
}





Chúng ta có thể thấy là mã lệnh của 2 hàm giống nhau hoàn toàn. Như vậy bằng cách sử dụng template, chúng ta chỉ viết một hàm InMang mà thôi.

Code:



template<class T>
void InMang(T array[], int len)
{
for (int i =0; i<len; i++) {
cout<<array[i]<<" ";
}
}
và hàm main sẽ gọi hàm template như bình thường, Ví dụ:



Code:


 int main()
{
int mangso[10] = {1,2,3,4,5,6,7,8,9,10};
char mangkytu[10] = {'a', 'b', 'c', 'd', 'e', 'f', 'g', 'h', 'i', 'j'};


InMang(mangso, 10);
cout<<endl;
InMang(mangkytu, 10);


return 0;
}



Ngoài ra, khuôn mẫu còn được dùng cho lớp gọi là template class. Đây là một khái niệm mạnh được IBM dùng để xây dựng nên bộ thư viện chuẩn giúp đơn giản hóa việc lập trình C++ gọi là STL (standard template library).


                                                                                                                                                      ....Sưu tầm...

Read Users' Comments (0)

Tik Tok Mix



Wake up in the morning feeling like P Diddy
Sáng thức dậy cảm giác như mình là P Diddy
(Hey, what up girl?)
(Ê, sao rồi cô em?)
Put my glasses on, I'm out the door
Đeo kính vô, tôi bước ra cửa
I'm gonna hit this city (Lets go)
Tôi sẽ làm nổ tung thành phố này (đi thôi)
Before I leave, brush my teeth with a bottle of Jack
Trước khi tôi đi, đánh răng bằng một chai rượu Jack
Cause when I leave for the night, I ain't coming back
Vì khi tôi rời đi trong màn đêm, tôi sẽ không quay về đâu
I'm talking - pedicure on our toes, toes
Tôi đang nói - cách để chữa đau chân 
Trying on all our clothes, clothes
Thử mọi loại quần áo
Boys blowing up our phones, phones
Lũ trai y ới gọi qua điện thoại
Drop-topping, playing our favorite cds
Dốc rượu để nốc, bật những chiếc đĩa yêu thích
Pulling up to the parties
Kéo nhau đến những bữa tiệc
Trying to get a little bit tipsy
Cố để say chuếnh choáng chút
Don't stop, make it pop
Đừng ngừng, tưng bừng lên nào
DJ, blow my speakers up
DJ, hãy bật loa to lên nào
Tonight, Imma fight
Đêm nay, tôi sẽ chiến 
Till we see the sunlight
Cho đến khi ta thấy ánh sáng mặt trời ló rạng
Tick tock, on the clock
Tích tắc, đồng hồ điểm
But the party don't stop
Nhưng bữa tiệc sẽ không ngừng lại
Woah-oh oh oh
Woah-oh oh oh (x2)
Ain't got a care in world, but got plenty of beer
Chẳng bận tâm về thế giới, ngoại trừ việc thế gian có rất nhiều bia
Ain't got no money in my pocket, but I'm already here
Rỗng túi, nhưng tôi đã ở đây rồi
And now the dudes are lining up cause they hear we got swagger
Và giờ tụi trai ăn diện đang xếp hàng vì họ nghe nói ta rất sành sỏi ăn chơi
But we kick em to the curb unless they look like Mick Jagger
Nhưng ta sẽ đá bay chúng ra lề đường trừ phi chúng trông giống Mick Jagger
I'm talking about - everybody getting crunk, crunk
Tôi đang nói về - ai ai cũng bắt đầu trở nên điên cuồng
Boys trying to touch my junk, junk
Tụi con trai cố đụng chạm tôi
Gonna smack him if he getting too drunk, drunk
Sẽ tát bốp hắn nếu hắn quá xỉn, xỉn
Now, now - we goin till they kick us out, out
Giờ, - ta sẽ tiếp tục tiến bước cho tới khi họ đá ra
Or the police shut us down, down
Hoặc là cảnh sát đến dẹp đám chúng ta
Police shut us down, down
Cảnh sát đến dẹp đám chúng ta
Don't stop, make it pop
Đừng ngừng, tưng bừng lên nào
DJ, blow my speakers up
DJ, hãy bật loa to lên nào
Tonight, Imma fight
Đêm nay, tôi sẽ chiến 
Till we see the sunlight
Cho đến khi ta thấy ánh sáng mặt trời ló rạng
Tick tock, on the clock
Tích tắc, đồng hồ điểm
But the party don't stop
Nhưng bữa tiệc sẽ không ngừng lại
Woah-oh oh oh
Woah-oh oh oh (x2)
DJ, you build me up
DJ, ngài gây dựng nên tôi
You break me down
Ngài phá bỏ tôi
My heart, it pounds
Con tim tôi, nó rã rời
Yeah, you got me
Ừ đúng rồi, ngài đã có tôi rồi đó
With my hands up
Với hai tay tôi vung vẩy trên cao
You got me now
Giờ ngài đã có được tôi rồi đó
You got that sound
Ngài có được thứ âm thanh đó
Yea, you got me
Ừ đúng rồi, ngài đã có tôi rồi đó
DJ, you build me up
DJ, ngài khiến tôi hưng phấn
You break me down
Ngài khiến tôi sụp đổ 
My heart, it pounds
Con tim tôi, nó rã rời
Yeah, you got me
Ừ đúng rồi, ngài đã có tôi rồi đó
With my hands up
Với hai tay tôi vung vẩy trên cao
Put your hands up
Hãy giơ tay lên cao nào
Put your hands up
Hãy giơ tay lên cao nào
No, the party don't start until I walk in
Không, tiệc tùng chưa bắt đầu cho tới khi ta bước vô
Don't stop, make it pop
Đừng ngừng, tưng bừng lên nào
DJ, blow my speakers up
DJ, hãy bật loa to lên nào
Tonight, Imma fight
Đêm nay, tôi sẽ chiến 
Till we see the sunlight
Cho đến khi ta thấy ánh sáng mặt trời ló rạng
Tick tock, on the clock
Tích tắc, đồng hồ điểm
But the party don't stop
Nhưng bữa tiệc sẽ không ngừng lại
Woah-oh oh oh
Woah-oh oh oh (x2)

Read Users' Comments (0)

Đề cương chi tiết môn Vật lý đại cương (ĐHKT-KT-CN)

Phần thứ nhất: CƠ HỌC

Chương 1: Cơ học chất điểm

1.1. Động học chất điểm

1.1.1. Phương trình chuyển động và phương trình
quỹ đạo.

1.1.2. Vận tốc chuyển động của chất điểm.

1.1.3. Gia tốc chuyển động của chất điểm.

1.1.4. Khảo sát các dạng chuyển động đặc biệt

1.2. Động lực học chất điểm

1.2.1. Các định luật Niutơn

Nội dung

1.2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1.3. Nguyên lý tương đối Galilê

1.3.1. Nguyên lý tương đối

1.3.2. Định luật II Niutơn viết trong hệ quy chiếu

không quán tính.

Chương 2: Chuyển động của vật rắn

2.1. Động học vật rắn

2.1.1. Động học vật rắn chuyển động tịnh tiến

2.1.2. Động học vật rắn chuyển động quay

2.2. Động lực học vật rắn

2.2.1. Động lực học vật rắn chuyển động tịnh tiến

2.2.2. Động lực học vật rắn chuyển động quay

2.3. Mô men động lượng, định luật bảo toàn xung
lượng

2.3.1. Mô men động lượng và mô men xung lượng

2.3.2. Định luật bảo toàn mô men động lượng

Chương 3: Công và năng lượng

3.1. Công và công suất.

3.1.1. Công

3.1.2. Công suất

3.2. Định lý biến thiên động năng và thế năng. Định

luật bảo toàn cơ năng.

3.2.1. Động năng, định lý biến thiên động năng

3.2.2. Thế năng, định lý biến thiên thế năng
3.2.3. Định luật bảo toàn cơ năng chất điểm

Phần thứ hai: VẬT LÍ PHÂN TỬ

VÀ NHIỆT HỌC

Chương 4: Phương trình trạng thái khí lý tưởng.

4.1. Các định luật cơ bản của chất khí lý tưởng

Nội dung

4.1.1. Thông số trạng thái

4.1.2. Các định luật thực nghiệm

4.1.3. Hệ thức PVT chất khí lý tưởng

4.2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng

4.2.1. Phương trình trạng thái đối với một kmol

4.2.2. Phương trình trạng thái đối với một lượng khí
bất kỳ

4.2.3. Áp dụng

4.3. Thuyết động học phân tử về chất khí

4.3.1. Cấu tạo phân tử các chất

4.3.2. Nội dung thuyết động học phân tử

4.3.3. Phương trình thuyết động học phân tử

Chương 5: Nội năng khí lý tưởng.

5.1. Nội năng khí lý tưởng và định lý phân bố năng
lượng theo số bậc tự do.

5.1.1. Định luật phân bố năng lượng theo số bậc tự do.

5.1.2. Nội năng của khí lý tưởng

5.1.3. Cường độ biến thiên nội năng của khí lý
tưởng

5.1.4. Các định luật phân bố phân tử

5.2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học.

5.2.1. Năng lượng, nhiệt và công.

5.2.2. Nguyên lý thứ nhất

5.2.3. Ứng dụng nguyên lý thứ nhất

5.3. Nội dung nguyên lý thứ hai nhiệt động học

5.3.1. Nguyên lý thứ hai NĐH

5.3.2. Ứng dụng nguyên lý thứ hai NĐH

Chương 6: Khí thực

Nội dung

6.1. Phương trình trạng thái khí thực.

6.1.1. Công tích và nội áp

6.1.2. Phương trình trạng thái khí thực
6.1.3. Nộị năng khí thực, hiệu ứng Jun - Tômxơn


Phần thứ ba: ĐIỆN VÀ TỪ

Chương 7: Tĩnh điện học

7.1. Điện trường, t ương tác tĩnh điện, định luật Cu

lông, véc tơ cường độ điện trường, nguyên lý chồng

chất.

7.1.1. Khái niệm về điện trường

7.1.2. Định luật Cu lông- Véc tơ cường độ điện
trường

7.1.3. Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện
tích điểm

7.1.4. Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một hệ
điện tích điểm.

7.2. Ứng dụng nguyên lý chồng chất, véc tơ lưỡng cực
điện.

7.2.1. Lưỡng cực điện

7.2.2. Ứng dụng của nguyên lý chồng chất

7.3. Định lý Ôxtrôgrátxki – Gau xơ

7.3.1. Thông lượng điện trường

7.3.3. Thông lượng điện cảm

7.3.4. Định lý Ôtrôgratxki – Gauxơ ( O-G)

7.3.5. Ứng dụng định lý O-G

7.4. Thế năng của trường tĩnh điện, khái niệm điện

thế và hiệu điện thế.

7.4.1. Thế năng của trường tĩnh điện

Nội dung

7.4.2. Điện thế và hiệu điện thế

7.4.3. Liên hệ giữa điện thế với điện trường

7.5. Vật dẫn và chất điện môi.

7.5.1. Vật dẫn

7.5.2. Chất điện môi

7.5.3. Véc tơ phân cực điện môi

7.6. Năng lượng điện trường

7.6.1. Năng lượng tương tác trong hệ điện tích điểm

7.6.2. Năng lượng điện của vật dẫn cô lập điện tích

7.6.3. Năng lượng điện của tụ điện

7.6.4. Năng lượng điện trường

Chương 8: Dòng điện

8.1. Bản chất dòng điện, các đại lượng đặc trưng

8.1.1. Định nghĩa và bản chất của dòng điện

8.1.2. Những đại lượng đặc trưng của dòng điện

8.2. Các định luật với dòng điện không đổi.

8.2.1. Định luật Ôm với đoạn mạch trở thuần

8.2.2. Định luật Ôm tổng quát của mạch kín

8.2.3. Định luật Ôm tổng quát của đoạn mạch

8.2.4. Định luật Kiêchốp

8.3. Ứng dụng các định luật với dòng điện không đổi

8.3.1. Các bài toán về biến đổi mạch điện

8.3.2. Các bài toán về sự phối hợp giữa các định luật.

8.4. Ứng dụng các định luật với dòng điện xoay chiều.

8.4.1. Giải các bài toán bằng phương pháp giản đồ véc tơ

Nội dung

8.4.2. Giải các bài toán bằng phương pháp biểu diễn
số phức.

Chương 9: Từ trường và cảm ứng từ

9.1. Véc tơ cảm ứng từ, véc tơ cường độ từ trường.

9.1.1. Khái niệm từ trường

9.1.2. Véc tơ cảm ứng từ

9.1.3. Nguyên lý chồng chất từ trường

9.1.4. Véc tơ cường độ từ trường

9.2. Từ thông, định lý Ôtrôgratxki – Gauxơ đối với từ trường

9.2.1. Từ thông

9.2.2. Định luật Ôxtrôgratxki – Gauxơ đối với từ trường

9.3 Lưu số véc tơ cường độ từ trường và định lí về dòng điện toàn phần.

9.3.1. Lưu số của véc tơ cường độ từ trường

9.3.2. Định lý Ampe về dòng điện toàn phần

9.4. Tác dụng của từ trường lên dòng điện. Chuyển động của hạt trong từ trường

9.4.1. Tác dụng của từ trường lên dòng điện

9.4.2. Chuyển động của hạt điện tích trong từ trường. Công của lực từ

9.5. Các hiện tượng cảm ứngđiện từ, năng lượng từ trường.

9.5.1. Hiện tượng cảm ứng điện từ

9.5.2. Năng lượng từ trường

9.6. Sự từ hóa, thuận từ và nghịch từ.

9.6.1. Sự từ hóa

9.6.2. Chất nghịch từ và thuận từ

Nội dung

Chương 10: Trường điện từ

10.1. Các luận điểm của Mắcxoen – Faraday:
Phương trình M – F

10.1.1. Luận điểm thứ nhất

10.1.2. Luận điểm thứ hai

10.2. Trường điện từ và hệ thống các phương trình

Mắcxoen.

10.2.1. Trường điện từ

10.2.2. Hệ thống các phương trình Mắcxoen.

10.2.3. Tính chất điện và từ.

Phần thứ tư: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG

Chương 11: Dao động và sóng

11.1. Dao động cơ học điều hòa, dao động tắt dần,
dao động cương bức

11.1.1. Dao động cơ học điều hòa

11.1.2. Dao động cơ học tắt dần

11.1.3. Dao động cơ học cưỡng bức

11.2. Sóng cơ học.

11.2.1. Khái niệm và đặc trưng của sóng

11.2.2. Phương trình truyền sóng và tính chất tuần
hoàn.

11.2.3. Năng lượng của sóng

11.3. Dao động điện từ không tắt, dao động điện từ tắt
dần, xdao động điện từ cưỡng bức.

11.3.1. Dao động điện từ riêng không tắt

11.3.2. Dao động điện từ tắt dần.

11.3.3. Dao động điện từ cưỡng bức.

11.4. Sóng điện từ.

11.4.1. Khái niệm và các đặc trưng của sóng

Néi dung

11.4.2. Phương trình sóng điện từ

11.4.3. Năng lượng sóng điện từ

11.4.4. Ứng dụng sóng điện từ

Phần thứ năm:QUANG HỌC

VÀ NGUYÊN TỬ

Chương 12: Những cơ sở về quang học

12.1. Hiện tượng giao thoa.

12.1.1. Những cơ sở quang học liên quan đến hiện
tượng giao thoa.

12.1.2. Hiện tương giao thoa.

12.2. Hiện tượng nhiẽu xạ

12.2.1.Hiện tượng nhiẽu xạ ánh sáng

12.2.2.Nguyên lý Huyghen-Fresnel

12.3. Hiện tượng phân cực ánh sáng.

12.3.1. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng phân cực

12.3.2. Sự phân cực ánh sáng do phản xạ và khúc xạ

13.1. Thuyết lượng tử

13.1.1. Bức xạ nhiệt

13.1.2.Thuyết lượng tử của Plank

13.1.3.Thuyết phonon của Einstein

Chương14: Vật lý nguyên tử và hạt nhân

14.1.Cơ học lượng tử

14.1.1Tính sóng hạt của vật chất trong thế giới vi mô

14.1.2. Hệ thức bất định Haidenbec

14.1.3 Hàm sóng và ý nghĩa thống kê của nó

14.1.4. Phương trình cơ bản của cơ học lượng tủ

14.2 Vật lý nguyên tử

14.2.1.Nguyên tử Hiđr ô

Nội dung

14.2.2. Momen động lượng và mômen tử của Electron
chuyển động xung quanh hạt nhân

14.2.3. Spin của Electron.

14.3. Vật lý hạt nhân

14.3.1. Những tính chất cơ bản của hạt nhân nguyên tử.

14.3.2. Hiện tượng phóng xạ - tương tác hạt nhân
14.3.3. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng dây
chuyền

Read Users' Comments (0)

Đề cương chi tiết môn Xác suất - thống kê (ĐHKT-KT-CN)

Chương 1:Biến cố ngẫu nhiên và xác suất

1.1. Phép thử và các loại biến cố

1.2. Xác suất của biến cố

1.3. Định nghĩa cổ điển về xác suất

1.4.Định nghĩa thống kê về xác suất

1.5 Nguyên lý xác suất lớn và nguyên lý xác suất nhỏ

1.6 .Mối quan hệ giữa các loại biến cố.

1.6.1. Tổng của hai và nhiều biến cố

1.6.2. Tính xung khắc của các biến cố

1.6.3. Biến cố đối lập , nhóm đầy đủ các biến cố

1.6.4. Tích của hai và nhiều biến cố

1.6.5. Tính độc lập của các biến cố

Nội dung

1.7. Các định lý xác suất

1.7.1. Định lý cộng xác suất cho các biến cố xung

khắc

1.7.2. Định lý nhân xác suất cho các biến cố độc lập

1.7.3.Xác suất có điều kiện

1.7.4.Định lý nhân xác suất đối với hai và nhiều biến

cố phụ thuộc

1.7.5.Định lý cộng xác suất đối với hai và nhiều biến

cố không xung khắc

1.7.6 Công thức xác suất đầy đủ

1.7.7. Công thức Bayes

Chương 2: Biến ngẫu nhiên và quy luật phân bố xác
suất

2.1. Định nghĩa và phân loại biến ngẫu nhiên

2.2. Quy luật phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên

2.2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2.2. Hàm phân bố xác suất

2.2.3. Hàm mật độ phân bố xác suất

2.3. Các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên

2.3.1. Kỳ vọng toán

2.3.2. Trung vị

2.3.3. Mốt

2.3.4. Phương sai

2.3.5. Độ lệch tiêu chuẩn

2.3.6. Hệ số biến thiên

2.3.7. Hệ số bất đối xứng và hệ số nhọn

Chương 3: Một số quy luật phân phối và xác suất
quan trọng

3.1. Quy luật không - một A(p)

Néi dung

3.2.Quy luật nhị thức -B(n,p)

3.2.1. Lược đồ Bernoulli

3.2.2. Công thức xác suất tích luỹ

3.2.3. Xác định giá trị k* có khả năng xảy ra lớn

nhất .

3.3. Quy luật Poison P

3.4. Quy luật phân bố đều U(a,b)

3.5. Quy luật chuẩn N

3.6 .Quy luật khi bình phương .....

3.7. Quy luật Studen T(n)

3.8 Quy luật Fisher-Snedecor F(n,n)



Chương 4: Biến ngẫu nhiên hai chiều

4.1. Khái niệm biến ngẫu nhiên hai chiều

4.2. Bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời
rạc hai chiều

4.3. Các tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên hai
chiều

4.3.1. Phân phối xác suất biên

4.3.2. Kỳ vọng toán học có điều kiện

4.3.3. Khái niệm hàm hồi quy

Chương 5: Luật số lớn

5.1. Bất đẳng thức Trêbưseps

5.2. Định lý Trêbưseps

5.3. Định lý Bernoulli

Chương 6: Cơ sở lý thuyết mẫu

6.1. Khái niệm phương pháp mẫu

6.2. Tổng thể nghiên cứu



6.3. Mẫu ngẫu nhiên

6.4.Thống kê và các đặc trưng của mẫu nghiên

6.4.1. Trung bình mẫu

6.4.2. Tổng bình phương các sai lệch và trung bình
tổng bình phương các sai lệch

6.4.3. Phương sai mẫu

6.4.4. Độ lệch tiêu chuẩn

6.4.5 . Tần suất mẫu

6.5. Các thống kê đặc trưng của mẫu ngẫu nhiên hai

chiều

6.6. Quy luật phân phối xác suất của các tham số

đặc trưng mẫu

6.6.1. Trường hợp biến ngẫu nhiên gốc tuân theo

quy luật phân phối chuẩn

6.6.2. Trường hợp hai biến ngẫu nhiên gốc tuân

theo quy luật phân phối chuẩn

6.6.3. Trường hợp biến ngẫu nhiên gốc tuân theo

quy luật phân phối không -một

6.6.3. Trường hợp hai biến ngẫu nhiên gốc tuân

theo quy luật phân phối không -một



Chương 7: ước lượng các tham số của biến ngẫu
nhiên

7.1. Phương pháp ước lượng điểm

7.1.1. Ước lượng không chệch

7.1.2 . Ước lượng hiệu quả

7.1.3. Ước lượng vững

7.1.4. Ước lượng hợp lý tối đa

7.2. Phương pháp ước lượng bằng khoản tin cậy

Nội dung

7.2.1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản

7.2.2. Ước lượng kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên
phân phối chuẩn

7.2.3. Ước lượng phương sai của biến ngẫu nhiên
phân phối chuẩn

7.1.1. Ước lượng kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên

phân phối không - một

Chương 8 .Kiểm định giả thiết thống kê

8.1.Khái niệm chung

8.1.1.Giả thiết thống kê

8.1.2. Tiêu chuẩn kiểm định

8.1.3. Miền bác bỏ

8.1.4. Quy tắc kiểm định giả thiết

8.1.5. Sai lầm loại 1 và loại 2.

8.1.6.Thủ tục kiểm định giả thiết

8.2. Kiểm định tham số

8.2.1.Kiểm định giả thiết về kì vọng toán của biến
ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.2 Kiểm định giả thiết về phương sai của biến
ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.3. Kiểm định giả thiết về kì vọng toán của biến
ngẫu nhiên phân phối A(p)

8.2.4.Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai kì
vọng toán của hai biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.5. Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai
phương sai của hai biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn

8.2.6. Kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai
kì vọng toán của hai biến ngẫu nhiên phân phối A(p)

Nội dung

8.3. Kiểm định phi tham số

8.3.1. Kiểm định giả thiết về quy luật phân phối xác
suất

8.3.2. Kiểm định giả thiết về tính độc lập của hai
dấu hiệu định tính

8.3.3. Kiểm định giả thiết về tính thuần nhất của các
tổng thể nghiên cứu .

Read Users' Comments (0)

Đề cương chi tiết môn toán cao cấp 2 (ĐHKT-KT-CN)

Chương 1: Không gian vectơ n-chiều

1.1. Vectơ n- chiều và không gian vectơ

Nội dung


1.1.1. Khái niệm vectơ

1.1.2. Các phép toán về vectơ

1.1.2. Không gian vectơ n-chiều

1.1.2. Không gian con



1.2. Phụ thuộc tuyến tính và độc lập tuyến tính

1.2.1. Tổ hợp tuyến tính và phép biểu diễn tuyến tính

1.2.2. Sự phụ thuộc tuyến tính và độc lập tuyến tính
của một hệ vectơ


1.2.3. Các định lý cơ bản về sự phụ thuộc tuyến tính

1.3. Cơ sở của không gian vectơ

1.3.1. Khái niệm cơ sở

1.3.2. Toạ độ của vectơ trong một cơ sở

1.3.3. Cơ sở của một không gian con

1.3.4. Đổi cơ sở

1.4.Hạng của một hệ vectơ

1.4.1. Định nghĩa cơ sở và hạng của một hệ vectơ

1.4.2. Các định lý cơ bản về hạng của hệ vectơ

1.4.3. Các phép biến đổi không làm thay đổi hạng

của hệ vectơ

Chương 2: Ma trận và định thức

2.1.Ma trận


2.1.1. Định nghĩa , các dạng ma trận đặc biệt

2.1.2. Các phép toán trên ma trận

2.1.3. Các phép biến đổi trên ma trận


2.2. Định thức

2.2.1. Định nghĩa

2.2.2. Các tính chất

2.2.3. Công thức khai triển định thức

3

2.3. Ma trận nghịch đảo

2.3.1. Định nghĩa ma trận nghich đảo, điều kiện tồn
tại ma trận nghịch đảo


2.3.2. Tìm ma trận nghịch đảo bằng phép biến đổi sơ cấp


2.4.Hạng của ma trận

Nội dung

2.4.1. Khái niệm hạng của ma trận

2.4.2. Liên hệ với các định thức con của ma trận

2.4.3. Các phương pháp tìm hạng của ma trận

2.4.4. Khảo sát hệ vectơ thông qua việc tìm hạng của
ma trận


Chương 3: : Hệ phương trình tuyến tính

3.1. Phương trình ma trận và định thức





3.1.1. Hệ phương trình GRAMER

3.1.2. Phương pháp ma trận

3.1.3. Quy tắc GRAMER

3.2.Hệ phương trình tuyến tính tổng quát

3.2.1. Các dạng biểu diễn hệ phương trình tuyến tính

3.2.2. Điều kiện tồn tại nghiệm

3.2.3. Khảo sát tổng quát hệ phương trình tuyến tính


3.3. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất


3.3.1. Điều kiện tồn tại nghiệm không tầm thường

3.3.2. Cấu trúc của tập hợp nghiệm

3.3.3. Hệ nghiệm cơ bản

3.3.4. Mối liên hệ với hệ không thuần nhất

Chương 4: Ánh xạ tuyến tính

4.1. Định nghĩa



4.1.1. Định nghĩa ánh xạ tuyến tính

4.1.2. Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính


4.2. Ma trận của ánh xạ tuyến tính

Nội dung


4.2.1. Định nghĩa ma trận của ánh xạ tuyến tính

4.2.2. Hạng của ánh xạ tuyến tính

4.3. Chuyển cơ sở ma trận đồng dạng

4.3.1.Ma trận đồng dạng
4.3.2. ma trận của ánh xạ tuyến tính khi chuyển cơ
sở

Bài tập Chương 3,4 + Kiểm tra


Chương 5: Dạng toàn phương

5.1. Trị riêng , vectơ riêng

5.1.1. Định nghĩa giá trị riêng ,vectơ riêng của ma trận


5.2. Chéo hoá ma trận

5.1.2. Phương trình đặc trưng

5.2.1. Điều kiện cần và đủ để ma trận chéo hoá được

5.2.2.Thuật toán chéo hoá ma trận

5.2.3. Chéo hoá trực giao

5.3. Dạng toàn phương

5.3.1. Định nghĩa

5.3.2. Ma trận của dạng toàn phương

5.3.4. Hạng của dạng toàn phương

5.4. Dạng chính tắc

5.4.1. Định nghĩa

5.4.2. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng

phép biến đổi trực giao

5.4.3. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng

phương pháp L AGRANGE

5.5. Dạng toàn phương xác định dấu

Nội dung


5.4.1. Định nghĩa

5.4.2. Giá trị riêng của ma trận - tính chất SYLVESTER


5.4.3. Dấu hiệu dạng toàn phương xác định

Bài tập Chương 5 + Kiểm tra

Read Users' Comments (0)

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 7)

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có nuôi một con heo có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...

Đề: Tả về người bạn thân của em.

Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.

Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.

Đề: Tả con gà.

Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....

Đề: Tả con voi.

Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.

Đề: Tả con gà trống.

Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.

Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".

Vì em chăm học nên em đỡ đần.

Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.

--------------------------------------------------------------------------------------------------( sưu tầm)

Read Users' Comments (0)

Những ca khúc bất hủ của Boney M. 79


Read Users' Comments (0)

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 6)

Đề: Tả về con vật mà em yêu thích.
Nhà em nuôi một con mèo. Thân hình của nó to bằng cái chậu tắm còn đôi tai nó lại chỉ nhỏ bằng cái móng tay của em.
Đề: Tả về gia đình em.
Nhà em có 3 người, em thì đi học, mẹ em thì làm ruộng, còn bố em làm bộ đội ngoài đảo xa và bán điện thoại di động.
Đề: Tả con gà trống (của một học sinh thành phố).
Nhà em có một con gà trống. Trông nó rất đẹp. Toàn thân nó phủ một màu vàng. Nó chẳng biết gáy cũng chẳng biết làm gì. Miệng nó thường ngậm một bông hoa hồng. Mẹ em thường đặt nó trên bàn thờ để thắp hương cúng cụ.
Đề: Đặt câu có từ Hán Việt.
Cái thủ của bạn Hương rất to.
Đề: Hãy tả về một người bạn thân của em.
Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.
Đề: Hãy tả một loại cây mà nhà em trồng?
Nhà em có trồng một cây chuối. Đến mùa chuối ra quả. Cả buồng chuối dài 3 cm. Lúc quả chín mẹ em chia cho hàng xóm, ăn mấy ngày không hết.
Đề: Tả về vật nuôi trong nhà em.
Nhà em có một con mèo tam thể rất đẹp. Nó tên là Miu Miu. Lông nó óng mượt. Đôi mắt nó tròn to như 2 hòn bi. Mấy cái râu vểnh lên vểnh xuống. Từ ngày có Miu Miu, chuột chạy hết sang nhà hàng xóm. Em rất quý con mèo nhà em.
(sưu tầm)

Read Users' Comments (0)

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 5) :))

Đề: Em hãy tả về bà của mình.
Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.
Đề: Tả con trâu.
Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.
Đề: Tả con mèo.
Nhà em có nuôi một chú mèo. Lông chú trắng mượt rất xinh xắn. Đầu chú to đúng bằng quả bóng nhựa 1.500 đồng mà mẹ mới mua cho em.
Đề: Tả về anh chị em của em.
Ông anh trai nhà em rất con trai và thông minh nữa, hẳn là vì anh có cái đầu to như trái dừa khô và đôi mắt đen huyền óng ả.
Đề: Tả con gà.
Nhà em có nuôi 1 con gà trống, chú ăn rất khỏe lớn rất nhanh càng lớn chú càng giống gà mái.
Đề: Tả buổi đi chơi mà em tham gia.
Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.


( sưu tầm)

Read Users' Comments (0)

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 4)

Tả con lợn như con gà, con trâu được liên tưởng đến con chó hay nhớ về cô giáo những lúc cô thu tiền... đều là những "áng văn" khó quên được độc giảVnExpress.net sưu tầm và chia sẻ.
Tưởng cô cũng vậyĐừng có rung thang nữaBài văn xuất sắc.

Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố).
Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.
Đề: Tả một buổi học.
Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"
Đề: Tả em bé.
Ở bên nhà em có một bé gái rất dễ thương, hai mắt em bé to tròn như hai hột lạc sống, cái mũi em to như cái trống.
Đề: Tả con gà trống.
Nhà em có con gà trống rất to, chân dài. Hôm qua nó bị thiến rồi nên nó không đạp mái được nữa.
Đề: Tả một cái cây.
Cái cây rất cao và to, tán lá xum xuê, thân cây mười người ôm không xuể. Cái cây cao 15 cen ti mét.
Đề: Tả con lợn.
Con lợn nhà em. Cái mỏ nó nhọn. Cái đuôi nó cong. Cái mào nó đỏ. Cái cựa nó sắc. Em rất yêu con lợn nhà em.
Đề: Tả ông nội.
Ông nội em đẹp lão lắm, hai mắt ông tròn xoe như hai hòn bi ve, râu ông dài và mượt như chùm hoa bắp ngô, lúc nào đi ông cũng chống gậy giống như hề Sác-lô.
Đề: Tả bác công nhân.
Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.

Read Users' Comments (0)

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 3)

Tả bông hoa như con chó con, cây bàng biến thành cây đa hay chim chích bông biến thành con gà... là những bài văn hài hước của học trò mà độc giả mục Cười đã chia sẻ.
Nhất tự vi sưTưởng cô cũng vậyXin lại giáo viên

Đề: Tả cô giáo em.
Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.
Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.
Đề: Tả cây hoa hồng.
Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.
Đề: Tả cây bàng.
Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.
Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.
Đề: Tả em bé.
Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.
Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.
Mẹ em tát em đôm đốp.
Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết.
Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim.

Read Users' Comments (0)

Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 2)


Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.
Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.
Đề: Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
Đề: Tả về ông bà nội.
Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.
Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề: Tả anh bộ đội.
Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.
....................................................................................................................(Nhiều độc giả sưu tầm)

Read Users' Comments (0)

Support

Liên hệ DMTuan-Uneti
Mọi thông tin góp ý các bạn liên hệ với mình ! Mail:
  1. manhtuan.leo@gmail.com
  2. manhtuan.itvp@gmail.com

Y!M: manhtuan.it92